Bộ trưởng Thông tin Truyền thông cho biết các nhà cung cấp mạng xã hội Việt Nam có bộ lọc ngay trong nền tảng, giúp "dọn 95% rác trên mạng".
Là người đầu tiên đặt câu hỏi trong phiên chất vấn việc thực hiện lời hứa của thành viên Chính phủ sáng 15/8, đại biểu Đinh Duy Vượt (Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai) nêu vấn đề, mạng xã hội không phải ảo mà là thật và đang diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều thông tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng.
Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Võ Hải
"Theo Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, giải pháp xử lý tình trạng trên như thế nào? Khi nào Việt Nam có mạng xã hội uy tín? Ngoài ra, Bộ trưởng có ngăn chặn được tình trạng sim rác không?", ông Vượt đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, nếu Việt Nam không có mạng xã hội của chính mình thì tất cả những gì người dùng nói, đọc, suy nghĩ, thậm chí mua bán đều được lưu trữ ở nước ngoài.
"Nói vui là não người Việt Nam ở nước ngoài. Bây giờ những thông tin họ thu thập được chỉ dùng để quảng cáo nhưng trong trường hợp đặc biệt, họ có thể dùng vào những việc khác nguy hiểm đến an ninh", ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, Bộ Thông tin Truyền thông đang đặt mục tiêu xây dựng mạng xã hội trong nước, phát triển số lượng người dùng tương đương với mạng xã hội nước ngoài. Hiện nay, các mạng xã hội Việt Nam có khoảng 65 triệu tài khoản, trong năm qua tăng trưởng 30%. Các mạng nước ngoài có tổng cộng 90 triệu người dùng. "Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì năm 2020, chậm nhất là 2021, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu cân bằng số lượng người dùng mạng xã hội trong nước và nước ngoài", ông Hùng nhận định.
Lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông cho rằng, hiện nay còn khá nhiều cơ hội để các công ty công nghệ phát triển mạng xã hội Việt Nam, ví dụ mạng xã hội theo cách tiếp cận mới, chia sẻ lợi ích cho người tham gia. Ngoài ra, trong nền tảng mạng xã hội do đơn vị trong nước cung cấp có bộ lọc để "dọn rác" (thông tin xấu độc, sai sự thật...); hiện đã dọn, chặn lọc 95% "rác".
Ông Hùng cho biết thêm, Bộ đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm giám sát không gian mạng quốc gia, có khả năng giám sát liên tục khoảng 100 triệu thông tin tiếng Việt được tạo ra và công khai mỗi ngày trên mạng; kịp thời phát hiện các xu hướng thông tin nóng, đánh giá tỷ lệ thông tin tiêu cực, tích cực vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý.
Bên cạnh đó, Bộ Thông tin Truyền thông cũng đấu tranh với mạng xã hội nước ngoài khi họ chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam, chưa đóng thuế, chưa thực thi luật pháp của Việt Nam. Kết quả đạt được khá tích cực khi trước đây Facebook thực hiện yêu cầu phía Việt Nam chỉ 30%, nay đã 70% đến 75%; YouTube trước thực hiện 60% yêu cầu, nay đã 80% đến 85%...
Về vấn đề sim rác, ông Hùng cho biết, trong năm qua cơ quan chức năng đã cơ bản cắt bỏ sim không đủ thông tin, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một lượng lớn. Từ nay đến tháng 9, Bộ Thông tin Truyền thông tập trung giải quyết sim rác bằng cách buộc các nhà mạng phải mua lại.
"Giải pháp mới cho câu chuyện này là giao trách nhiệm đến từng tổng giám đốc công ty viễn thông, trong đó yêu cầu nếu còn tồn tại sim rác thì không được cấp phép dịch vụ mới", ông Hùng nói.
Có thể quý vị chưa biết:
- Những quy tắc khi cho trẻ dùng tài khoản mạng xã hội
- 34 sản phẩm phần mềm Social Networking tốt nhất
- Tin CNN chiếu phim sex gây lo ngại về tin tức giả mạo từ mạng xã hội
- Neymar kiếm hơn nửa triệu đôla từ mỗi thông điệp trên mạng xã hội
- Người dùng Facebook Messenger sẽ có 10 phút để xóa tin nhắn đã gửi
- Danh sách API của Facebook hay dùng cho dân lập trình
- Hướng dẫn viết chat bot cho Facebook – Phần 3: Deploy và submit bot cho Facebook
- 'Gắn thẻ' vô tội vạ trên mạng: Nhiều khi tôi phải lặng lẽ gỡ hết đi
- Người dùng Việt Nam thích xem livestream về game?
- Lý do đàn ông đừng tin vào ảnh người đẹp trên mạng xã hội
- Tôi đã thất bại khi xin việc tại Google và Facebook như thế nào?
- Tất tần tật về social media marketing và social network
DVMS đã có kinh nghiệm thực tế trong tư vấn, xây dựng, triển khai mạng xã hội... Nếu quý vị có nhu cầu, vui lòng liên hệ theo thông tin phía dưới website hoặc qua form yêu cầu tư vấn:
DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, MẠNG XÃ HỘI,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...
Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…
Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>
Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>